Nắm vững nội dung anh em sẽ trình bày, đọc và thực hành trình bày nhiều lần, rất hiếm người có khả năng trình bày thiêm bẩm. Do vậy hãy xem thuyết trình như một môn thể thao mà anh em phải rèn luyện chăm chỉ để thuần thục. Nhiều người thường lo lắng vì chưa luyện tập đủ nhưng luôn thoái thác mỗi khi có dịp, hãy cố gắng để nó trở thành bản năng tự nhiên. Ở mức độ chuyên nghiệp rồi, anh em phải khống chế được thời gian trình bày, cùng một chủ đề nhưng cho anh em 5 phút, 30 phút hay 2 giờ đồng hồ anh em đều có thể nói được mà không bị mất đi các ý chính.
2. Lập dàn ý
Thuyết trình không phải đọc diễn văn, người nghe sẽ ngủ hết nếu anh em đọc
hết các gạch đầu dòng trong slide. Nếu chưa vững kiến thức sẽ trình bày, anh em
đừng ngại viết vào một mảnh giấy rồi cầm và đi qua đi lại khi trình bày. Như
cái kiểu mà David Letterman ném từng tấm thẻ sau khi hết nội dung trong ấy xuống
đất trong chương trình Top Ten mỗi tối (anh ấy là diễn viên hài kiêm MC của
kênh CBS).
Một thói quen tốt cho thuyết trình là thảo luận nhóm cũng sẽ giúp anh em mạnh dạn
hơn, khi mạnh dạn hơn rồi thì hãy đứng lên và bắt đầu nói.
3. Chuyển động
Trên sân khấu, nên đi lại hay đứng tại bục diễn giả thôi? Tuỳ sân khấu, điều
kiện âm thanh, ánh sáng nhưng tốt hơn hết là hạn chế cơn buồn ngủ cho người
nghe bằng cách hãy di chuyển.
4.
Chuẩn bị bài sẽ dùng để thuyết trình
Chuẩn
bị bản photo cho bài thuyết trình để đem theo không thừa đâu.
PowerPoint là công cụ hỗ trợ thuyết trình rất tốt nhưng biểu đồ, chữ và gạch đầu
dòng chi chít thật là thảm hoạ.
Minh hoạ thêm cho bài thuyết trình bằng clip cũng tốt nhưng sau khi chiếu xong
clip nên dừng chừng 5-7 giây cho khán giả “tiêu hoá” nó trước khi đi tiếp.
5. Tương tác với người nghe
Diễn giả hay ca sĩ đều giống nhau ở chỗ, sẽ luôn có cảm hứng để thể hiện
hơn nếu bên dưới khán giả cũng rất hào hứng ủng hộ bên trên. Ngược lại, hãy
truyền cảm hứng cho họ ủng hộ anh em, trước hết hãy cố gắng nỗ lực, hăng hái nhất
có thể cho bài thuyết trình.
Khi muốn nhấn mạnh ý nào, hãy nói chậm rãi, từng câu, từng từ và có thể lặp lại,
nhưng không nên lạm dụng.
“Tôi sẽ trình bày 10 vấn đề sau trong vòng 1 giờ” là một cách để bạn nhận được
lời nói vọng lên: “XUỐNG ĐI!”
Tổng thống Franklin
Roosevelt, khi được yêu cầu đưa ra lời khuyên khi thuyết trình, đã nói rằng:
Có ba bước cơ bản đó là bước lên sân khấu và mỉm cười, đi thẳng vào vấn đề, và
ngồi xuống.
Mọi cuộc thuyết trình, bạn hãy coi như phóng viên đang phỏng vấn và bạn đang bị
“ghi âm”, hãy chắt lọc tinh tuý nhất.
Ngôn ngữ cơ thể, đi lại, quơ tay múa chân… cũng rất quan trọng, hãy tạo nên
phong thái đỉnh đạc khi thuyết trình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét