Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Có 3 kiểu nói, phàm là người thông minh đều tránh: Bạn cũng nên tránh để bớt họa hại thân!

1. Bóc mẽ khuyết điểm của người khác
Nguyên tắc cơ bản trong việc làm người đó là: Không chỉ trích gay gắt những lỗi lầm quá nhỏ bé mà người khác mắc phải; không tùy tiện bóc mẽ đời sống riêng tư của người khác; càng không thể giữ chặt trong lòng mối thù với người khác hay những việc chưa phải mà họ đã làm với mình, nhất định không chịu quên.
Làm được 3 việc này, không những có thể bồi dưỡng phẩm đức cho bản thân mà còn có thể tránh được những họa hại không mong muốn.
Miệng lưỡi, ngôn từ là những thứ được ví không khác gì những lưỡi dao sắc làm tổn thương người khác. Người thông minh hiểu biết, biết người biết ta sẽ không bao giờ tận ngôn, nói cho sướng miệng mà sẽ để lại cho người khác vài "lối thoát", lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.
Họ sẽ không bóc mẽ khuyết điểm của người khác, phơi bày vết sẹo mà người khác muốn giấu. Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi.
Kẻ thích bóc mẽ khuyết điểm của người khác sẽ bị thù ghét, họ hại người và rồi cuối cùng lại hại chính mình.
Con người sống trên đời, ai cũng có lòng tự trọng, ai cũng muốn giữ thể diện cho mình. Vì thế, trong cuộc sống, đừng bóc mẽ, chế giễu khuyết điểm hay những chuyện riêng tư của người khác, hãy giữ thể diện cho họ, đó cũng là cách chúng ta giữ thể diện cho chính mình.
2. Khoe khoang bản thân
Người khác khen ngợi mình, đó gọi là bia miệng; tự mình khen mình, đó gọi là khoa trương.
"Thiên bất ngôn tự cao, địa bất ngôn tự hậu" – trời vốn tự cao, đất vốn tự dày mà không cần đến lời nói, không cần khoe khoang – người thực sự có học thức, có nội hàm sẽ không mở miệng khoe khoang bản thân với người khác.
Cuối thời nhà Thanh, Tả Tông Đường dẫn quân chinh chiến ở phía Tây, thu về vùng Tân Cương, lập công lớn. Ông ta vốn dĩ có một tật xấu đó là "văn nhân thích đại ngôn", sau khi lập công hễ gặp ai là đen chiến công của mình ra kể.
Có người tìm ông ta làm việc, bất luận là việc công hay tư, chỉ nói được đôi ba câu là chủ đề lại chuyển hướng sang chuyện chinh phạt miền Tây khiến đối phương bất đắc dĩ phải nghe.
Tả Tông Đương là người có tài, nhưng việc khoe khoang thành tích cũng là có thật, thế nên ông ta vẫn bị người đời chỉ trích. Vì vậy, hãy dừng ngay việc khoe khoang bản thân.
Sông sâu thường chảy lặng, người thực sự có học thức, có tu dưỡng, không cần khoe khoang người khác cũng sẽ nhận ra.
3. Nói những lời vô giá trị
Tử Cầm hỏi thầy của mình là Mặc Tử rằng, nói nhiều liệu có tốt hay không.
Mặc Tử đáp: "Ếch, muỗi kêu suốt ngày không nghỉ, kêu đến khản cả cổ, nhưng có ai nghe chúng kêu không? Hãy xem những con gà trống, chúng kêu đúng giờ vào mỗi buổi sáng hằng ngày, thiên hạ chấn động, người người lục đục kéo nhau dậy."
Còn Khổng Tử thì nói: "Phu nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trung" – ý của câu nói này là, một người có thể không nói nhưng đã mở miệng nói là phải nói đúng vấn đề.
Người xưa đã nói, bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất – ý nói rằng nói nhiều ắt sẽ có sai sót.
Chúng ta cũng đừng nói những lời vô nghĩa, vô giá trị. Nói nhiều không có lợi, quý ở chỗ nói đúng lúc, đúng chỗ mà thôi.
Ngôn ngữ đơn giản nhưng ý tứ sâu sắc, đó là cảnh giới. Chỉ cần nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc, chúng ta sẽ được tôn trọng.


Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

5 kỹ năng hữu hiệu giúp anh em đứng trước đám đông tự tin hơn

1. Phải nắm vững cái mình nói
Nắm vững nội dung anh em sẽ trình bày, đọc và thực hành trình bày nhiều lần, rất hiếm người có khả năng trình bày thiêm bẩm. Do vậy hãy xem thuyết trình như một môn thể thao mà anh em phải rèn luyện chăm chỉ để thuần thục. Nhiều người thường lo lắng vì chưa luyện tập đủ nhưng luôn thoái thác mỗi khi có dịp, hãy cố gắng để nó trở thành bản năng tự nhiên. Ở mức độ chuyên nghiệp rồi, anh em phải khống chế được thời gian trình bày, cùng một chủ đề nhưng cho anh em 5 phút, 30 phút hay 2 giờ đồng hồ anh em đều có thể nói được mà không bị mất đi các ý chính.

2. Lập dàn ý
Thuyết trình không phải đọc diễn văn, người nghe sẽ ngủ hết nếu anh em đọc hết các gạch đầu dòng trong slide. Nếu chưa vững kiến thức sẽ trình bày, anh em đừng ngại viết vào một mảnh giấy rồi cầm và đi qua đi lại khi trình bày. Như cái kiểu mà David Letterman ném từng tấm thẻ sau khi hết nội dung trong ấy xuống đất trong chương trình Top Ten mỗi tối (anh ấy là diễn viên hài kiêm MC của kênh CBS).
Một thói quen tốt cho thuyết trình là thảo luận nhóm cũng sẽ giúp anh em mạnh dạn hơn, khi mạnh dạn hơn rồi thì hãy đứng lên và bắt đầu nói.

3. Chuyển động
Trên sân khấu, nên đi lại hay đứng tại bục diễn giả thôi? Tuỳ sân khấu, điều kiện âm thanh, ánh sáng nhưng tốt hơn hết là hạn chế cơn buồn ngủ cho người nghe bằng cách hãy di chuyển.

4. Chuẩn bị bài sẽ dùng để thuyết trình
Chuẩn bị bản photo cho bài thuyết trình để đem theo không thừa đâu.
PowerPoint là công cụ hỗ trợ thuyết trình rất tốt nhưng biểu đồ, chữ và gạch đầu dòng chi chít thật là thảm hoạ.
Minh hoạ thêm cho bài thuyết trình bằng clip cũng tốt nhưng sau khi chiếu xong clip nên dừng chừng 5-7 giây cho khán giả “tiêu hoá” nó trước khi đi tiếp.

5. Tương tác với người nghe
Diễn giả hay ca sĩ đều giống nhau ở chỗ, sẽ luôn có cảm hứng để thể hiện hơn nếu bên dưới khán giả cũng rất hào hứng ủng hộ bên trên. Ngược lại, hãy truyền cảm hứng cho họ ủng hộ anh em, trước hết hãy cố gắng nỗ lực, hăng hái nhất có thể cho bài thuyết trình.
Khi muốn nhấn mạnh ý nào, hãy nói chậm rãi, từng câu, từng từ và có thể lặp lại, nhưng không nên lạm dụng.

“Tôi sẽ trình bày 10 vấn đề sau trong vòng 1 giờ” là một cách để bạn nhận được lời nói vọng lên: “XUỐNG ĐI!”

Tổng thống Franklin Roosevelt, khi được yêu cầu đưa ra lời khuyên khi thuyết trình, đã nói rằng: Có ba bước cơ bản đó là bước lên sân khấu và mỉm cười, đi thẳng vào vấn đề, và ngồi xuống.

Mọi cuộc thuyết trình, bạn hãy coi như phóng viên đang phỏng vấn và bạn đang bị “ghi âm”, hãy chắt lọc tinh tuý nhất.

Ngôn ngữ cơ thể, đi lại, quơ tay múa chân… cũng rất quan trọng, hãy tạo nên phong thái đỉnh đạc khi thuyết trình.



Bài đăng nổi bật

KỸ THUẬT TÁCH & SỬA MẠNG WIFI TRONG TÒA NHÀ TỐI ƯU THU-PHÁT

KỸ THUẬT] KỸ THUẬT TÁCH & SỬA MẠNG WIFI TRONG TÒA NHÀ. Tất nhiên, trong việc xây dựng một mạng lưới WiFi hiệu suất cao & ổn định, ch...