Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Từ 40 tuổi trở đi, có 2 kiểu nói nhất định cần bỏ mới mong tránh được họa, bảo toàn tài lộc

Khổng Tử từng nói rằng, trong cuộc đời, con người thường trải qua 6 giai đoạn, đó là: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ".

Ý của câu nói trên là: Mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi tự lập, bốn mươi tuổi biết phân biệt thị phi, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi tu hành thành thục, những việc làm ra đều chuẩn mực hợp lý, không khiến người khác chướng tai gai mắt, bảy mươi tuổi có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp lý và đạo lý.

Có thể thấy, tuổi 40 là độ tuổi mà con người đã đủ trưởng thành, có thể điều chỉnh được các mối quan hệ của bản thân, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, cải thiện nâng cấp chính mình…

Ở độ tuổi này, trong các mối quan hệ giữa người với người cũng đòi hỏi mỗi người cần phải dùng cái đầu để hành xử, ứng xử.

Trong mọi mặt của cuộc sống hằng ngày cũng vậy, người đã bước sang tuổi 40 cần phải biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì, nên nói gì và điều gì tuyệt đối không nên nói ra.

Tục ngữ có câu: Cơm có thể ăn nhiều một chút nhưng lời nói thì không thể nói bừa. Câu nói này muốn nhấn mạnh đến việc cần phải chú ý đến lời ăn tiếng nói, có những lời nói nhất định không được nói ra. Những người mồm mép hoạt động nhanh hơn não bộ thường dễ rước họa vào thân.

Tuổi 40 cũng là thời kỳ đỉnh cao của giai đoạn trung niên, học được cách kiểm soát lời ăn tiếng nói có thể sẽ giúp mỗi chúng ta đón nhận thêm phúc khí, tài vận rộng mở.

Vì thế, từ 40 tuổi trở đi, mỗi người hãy thực sự chú ý, cần loại bỏ 2 kiểu nói dưới đây để không gây tổn hại cho người khác và cho chính bản thân mình.

1. Nói khoác
Đến tuổi 40 mà bạn vẫn còn khoác lác, chém gió, đó là một dấu hiệu cho thấy cuộc đời bạn chẳng còn mấy hy vọng.

Người ở tuổi 40 lẽ hiển nhiên sẽ sở hữu kinh nghiệm nhiều hơn những người trẻ tuổi, họ đã kinh qua không ít việc, đã hiểu được những phép tắc trong xã hội này, đã biết phải thế nào mới có thể khiến bản thân tiến gần đến thành công.

Đã trải qua 20 năm lăn lộn phấn đấu trên đời trước khi chạm đến tuổi 40 mà vẫn chỉ biết nói mà không làm, vẫn có thể khoác lác để khoe mẽ bản thân, vậy thì bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được rằng, sự nỗ lực luôn thực tế hơn những lời khua môi múa mép.

Dù rằng con người ai cũng ham hư vinh, nhưng có một số người để thỏa mãn ham muốn hư vinh mà thường xuyên khoác lác, phóng đại sự thật thì về lâu về dài sẽ khiến những người xung quanh ngán ngẩm và nhanh chóng nhận ra rằng, bạn là kẻ kém cỏi, không có năng lực.

Khoác lác không đem lại lợi ích gì mà chỉ khiến bản thân bị hạ thấp trong mắt người khác mà thôi.

Vì thế, khi đã chững chạc, trưởng thành, hãy biết nói những gì nên nói và kiểm soát những gì không nên nói ra. Hãy từng bước theo đuổi lý tưởng của mình, như thế cuộc đời mới có thể tiến lên những nấc thang mới, phúc khí mới đến, đường tài lộc mới thênh thang rộng mở.

2. Nói những lời hạ thấp người khác đề cao bản thân
Có những người cho rằng khi mình lớn tuổi, mình có quyền đánh giá nhận xét phê phán người khác, nhất là những người ít tuổi hơn mình.

Họ thường cho rằng trong cơ quan, ở nơi mình làm, vì mình là "lão làng", tuổi cũng lớn hơn nhiều người khác nên tự nhận mình trưởng thành hơn, chững chạc hơn người, từ đó nảy sinh hành động chèn ép hậu bối, thậm chí thích dùng lời nói để hạ thấp người khác để đề cao bản thân.

Đây thực sự là một hành vi ngu xuẩn.

Một người nếu thực sự có năng lực, bất luận là họ 40 tuổi hay 20, 30 tuổi, chỉ cần có khả năng hơn người, anh ta sẽ được người khác đánh giá cao, được người khác mến mộ.

Ngược lại, người không có năng lực thường thích dùng cách hạ thấp người khác để đạt được mục đích đề cao bản thân mình.

Kiểu người này thường luôn tự cảm thấy mình tốt đẹp, hơn người mà coi thường người khác mà không biết rằng, chính họ mới đang bị xem thường.

Vì thế, nói năng nhất định cần suy nghĩ, đừng để người khác phải buông lời chế giễu "già rồi còn dại".

Đừng tùy tiện nghĩ gì nói đấy, bởi có những lời nếu nói ra, sẽ chỉ khiến bản thân bạn gặp rắc rối, thậm chí là tai họa mà thôi.

Cách ăn nói cũng là yếu tố phản ánh nhân cách của một con người. Hãy nói ít, làm nhiều.

Chỉ có chuẩn mực hóa hành vi của bản thân, chúng ta mới có thể hạn chế được việc làm sai.

Chỉ có suy nghĩ nhiều lên, chúng ta mới có thể tránh được việc nói sai, từ đó tránh được những tổn thất không đáng có.

Thiết nghĩ, ngoài những người đã bước sang tuổi 40, những người trẻ tuổi cũng nên lưu ý tránh hai cách nói này nếu muốn được mọi người yêu mến, tin cậy.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

7 CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA GIA CÁT LƯỢNG - NHẬN BIẾT NGAY NGƯỜI TÀI, NGƯỜI TỐT


Dù trải qua cả ngàn năm, song những cách nhìn người của Gia Cát Lượng vẫn khiến cho hậu thế không khỏi tấm tắc vì quá đúng!

1. Chí: Hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối phương
Để đánh giá phẩm chất của một người, trước tiên phải xem nhận định của người đó trước các vấn đề đúng – sai, từ đó đánh giá các nhìn và xem xét chí hướng của người đó. Hễ là người không phân rõ đúng – sai, mang thái độ ba phải, "gió chiều này che chiều nấy" thì đều có khả năng làm tổn hại đến lợi ích chung trong thời khắc then chốt.

Vì vậy, tuyệt đối không thể giao phó trọng trách cho những người như vậy. Kiểu người ấy không có quan niệm rõ ràng về đúng sai, phẩm chất và đức tính cũng khó xác định. Chỉ có người chí hướng cao, lập trường vững chắc, tấm lòng rộng lượng thì mới là người có thể cộng tác.

2. Biến: Đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương
Muốn hiểu được một người, nhất định phải giao tiếp nhiều với người đó, dùng lý lẽ dồn người đó vào bước đường cùng để xem họ ứng phó ra sao. Dùng tiêu chuẩn này để nhìn người, bởi Gia Cát Lượng tin rằng người có khả năng sử dụng ngôn từ nhanh nhạy, nhất định là người có đầu óc linh hoạt và tư duy nhạy bén.

Tiêu chí này cũng hoàn toàn có thể áp dụng trên chốn quan trường để đánh giá vị quan đó là tốt hay xấu. Bởi lẽ, không chỉ tham quan, mà những quan lại tư chất tầm thường cũng sẽ hại dân hại nước, làm hỏng đại sự. Thứ họ thiếu chính là năng lực đánh giá và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn.

3. Thức: Dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương
Phương thức này có thể áp dụng trong bất kỳ tình huống nào. Ví dụ, một quan lại nếu không có mưu lược, gặp phải tình huống bất ngờ ắt chỉ có thể bó tay chịu trói. Khi ấy dù cho người này có lòng tốt, muốn cống hiến vì nước vì dân thì vẫn chỉ đành lực bất tòng tâm, làm ảnh hưởng đến đại cục. Vốn dĩ, những người muốn cống hiến nhất định phải là người có thể đưa ra những phương pháp để cải thiện xã hội của họ.

4. Dũng: Đặt ra tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương
Để có thể đánh giá sự can đảm của một người, hãy xem cách họ ứng phó trước tình huống nguy khốn. Cổ nhân có câu: "Tuế bất hàn vô dĩ tri tùng bách, sự bất nan vô dĩ tri quân tử" (Đại ý: Nếu sự việc không có khó khăn thì làm sao để biết được người quân tử).

Giống như câu nói "lửa thử vàng, gian nan thử sức", khó khăn chính là "ngọn lửa" tốt nhất để thử thách dũng khí của đối phương. Muốn nhìn nhận dũng khí của một người, trước tiên hãy nói cho người đó biết một số khó khăn và nguy hiểm cần xử lý để xem họ trả lời ra sao. Nếu đó là một người thiếu dũng khí, vậy đừng nói xả thân vì đại nghĩa, trừ gian diệt ác, chỉ e rằng người đó ngay đến bản thân còn khó lòng bảo vệ, sao có thể trông chờ gì được đây?

5. Tính: Dùng rượu để xem tính tình của đối phương
Rượu là một trong những "thước đo" tốt nhất đối với lòng người. Dân gian thường lưu truyền câu nói "rượu vào lời ra". Bản tính thực sự của một người thường được cất giấu rất sâu, mà dùng rượu sẽ khiến họ mở lòng, để người đó bộc lộ ra bản chất thật của mình. Điều này cũng có nghĩa là, khi một người say rượu, ta có thể biết được phẩm hạnh và nhân cách của người đó ra sao.

Chớ vội coi nhẹ cách nhìn người này. Thực tế trong lịch sử Trung Hoa đã có bao văn thần, võ tướng vì say rượu phạm pháp mà bị chém đầu. Bản thân Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận năm xưa cũng đã từng áp dụng thành công mưu kế "dùng rượu tước binh quyền".

6. Liêm: Dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính của đối phương
Lợi ích vốn là thứ mà ai cũng yêu thích. Quan sát thái độ của một người khi đứng trước những lợi ích ắt sẽ nhìn ra phẩm hạnh của người đó. Người có phẩm hạnh cao thượng tuyệt đối sẽ không làm việc phi nghĩa dù cho món lời mang ra dụ dỗ họ có lớn đến đâu. Nhân tính vốn có một phần "tham dục", nhưng "quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo" (người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý).

Từ xưa đến nay, lịch sử không thiếu những câu chuyện dùng tiền tài để đo tấm lòng. Mà số quan lại bại bởi một chữ "lợi" (lợi ích) cũng nhiều không kể xiết. Người không kháng cự được sự mê hoặc của tiền tài ắt không thể trở thành quan thanh liêm. Trong khi đó, nhân tài mà bách tính trông đợi dĩ nhiên là thanh quan chứ không phải tham quan.

7. Tín: Giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ
Cần phải xem xét lời nói và hành động của đối phương có nhất quán hay không, người nói mà không giữ lời ắt là kẻ không thủ tín, sẽ dễ dàng đánh mất sự tin tưởng của người khác dành cho họ. Thủ tín vốn là "cái gốc" làm người. "Nhân vô tín bất lập", người không có giữ tín ắt sẽ không có chỗ đứng ở đời.



Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Tiếng nói từ ngàn xưa



Tổ tiên đã dạy...
1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất xơ . Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông



Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Đời người ngắn ngủi, có 3 thứ sai lầm nhất định không nên mắc phải, đáng tiếc hầu hết chúng ta đều không kiểm soát được



Đời người ngắn ngủi, hà cớ gì cứ phải mang cái vướng bận vào người.

1. Lúc nào cũng so sánh mình với người khác
Khuyết điểm lớn nhất của đời người chính là đi so sánh mình với người khác. So sánh mình với người giỏi hơn sẽ khiến chúng ta tự ti, so sánh với người kém hơn lại khiến chúng tự mãn.
So sánh là thứ khiến chúng ta đánh mất đi bản sắc của mình.

Có một câu chuyện như sau: một người đàn ông ngồi câu cá ở bên bờ sông, anh ta câu được rất nhiều cá, nhưng mỗi một lần câu xong, anh ta lại lấy thước ra so sánh, con cá nào lớn hơn cái thước anh ta sẽ ném lại xuống sông.

Những người ngồi bên cạnh thấy lạ liền hỏi: "Người khác muốn câu được cá to, còn anh lại thả chúng đi?"

Người đàn ông thong thả đáp: "Vì nồi ở nhà chỉ to bằng cái thước này, cá to quá không cho vừa nồi."
Không để những ham muốn xâm chiếm bạn, "đủ dùng là được" là một phong cách sống không tồi.

Ai ai cũng mang trong mình một màu sắc riêng. Hoa mai không cần ngưỡng mộ hoa mẫu đơn, mặt trăng cũng không cần đố kị với mặt trời.

2. Hối hận vô nghĩa
Hối hận là thứ cảm xúc vô dụng nhất, nhưng lại có rất nhiều người cứ luôn lún sâu vào thứ cảm xúc đó. Nó vừa khiến bạn dằn vặt lại vừa chằng thể bù đắp cho những việc mà bạn nghĩ là mình không nên làm hay những việc bạn đáng nên làm nhưng chưa làm.

Khi thứ cảm xúc đó tìm đến bạn, hãy giữ khoảng cách với nó, nhìn nó và nói, cảm ơn đã ghé qua, nhưng chuyện này đã là quá khứ rồi, có làm gì cũng không thể thay đổi được nữa, hiện tại cảm thấy thoải mái mới là điều quan trọng nhất.

Cố chấp với những chuyện xảy ra trong quá khứ chỉ cho thấy bạn là một người yếu đuối, thiển cận, thậm chí là hẹp hòi.

Việc bạn nên làm đó là chấp nhận kết quả, rồi sau đó nỗ lực cho một tương lai tốt đẹp hơn. Đời người, những chuyện không như ý không hiếm gặp, người có bản lĩnh là người biết tận hưởng những thứ tốt nhất đồng thời dám đối mặt với những thứ tồi tệ nhất có thể xảy đến.

3. Suốt ngày ca thán
Chúng ta sở dĩ ca thán, nguyên nhân không ngoài 9 chữ sau: buông không được, nhìn không thấu, quên không xong.

Có một đôi vợ chồng sau khi kết hôn, ngày nào họ cũng cãi nhau, cuối cùng họ quyết định đi tìm gặp nhà tâm lý học nổi tiếng Milton H. Erickson.

Sau khi nghe xong những lời ca thán không ngớt của đôi vợ chồng trẻ, nhà tâm lý nói: "Mục đích kết hôn của hai người là để ngày nào cũng cãi nhau như thế này ư?"

Đôi vợ chồng nghe xong im lặng, không nói gì.
Ca thán, phàn nàn giống như một khối u vậy, kích thước của nó sẽ to dần theo cảm xúc tiêu cực của bạn, thứ thuốc công hiệu nhất để chữa trị đó là khống chế cảm xúc của bản thân, đừng để cảm xúc xỏ mũi và dắt bạn đi.

Chúng ta thường hay ca thán, phàn nàn khi mọi việc không được như ý muốn, giống như làm như vậy thì vấn đề sẽ được giải quyết. Nhưng trên thực tế, vấn đề vẫn ở đó, việc ca thán chỉ khiến bạn mất thời gian hơn, thậm chí bỏ lỡ mất cơ hội tốt nhất để giải quyết vấn đề. Việc bạn cần làm đó là mau chóng bình tĩnh lại, phân tích vấn đề, tích cực đi tìm phương pháp giải quyết hoặc cứu vãn nó.

Vậy mới nói, khi bị đối xử không công bằng, khoan hãy ca thán, bởi có một triết lý triết học như sau: "Cái gì tồn tại thì hợp lý", đãi ngộ mà bạn nhận được đều có nguyên nhân "tồn tại" của nó.

Bạn không thể kiềm chế người khác, nhưng bạn chế ngự được chính mình, bạn không thể chi phối được thời tiết nhưng bạn có thể thay đổi được tâm trạng của mình.

Kiểm soát cảm xúc, học cách làm chủ cảm xúc là phương pháp tốt nhất giúp bạn ngừng oán thán.
Đời người ngắn ngủi, hà cớ gì cứ phải mang cái vướng bận vào người.

5 việc con cái tuyệt đối không được làm với cha mẹ, bất cứ ai cũng cần phải biết!



Hãy điểm qua một lượt xem trong 5 việc dưới đây, bạn đã từng phạm phải việc nào không nên làm với bố mẹ hay chưa nhé!

Gia hòa vạn sự hưng, một gia đình có gia nghiệp hưng vượng nhất định phải rất yên ấm hòa thuận. Một gia đình chỉ có mâu thuẫn và xung đột làm việc gì cũng khó thành.

Đũa bát còn có lúc xô, cùng sống chung dưới một mái nhà, con người cũng khó tránh được lúc va chạm.

Tuy nhiên, đã là người một nhà, nếu càng bao dung sẽ càng hạnh phúc; giữa vợ với chồng, bao dung càng nhiều thì tình cảm càng sâu dậm; giữa hàng xóm với nhau, bao dung càng nhiều thì càng dễ sống; giữa bạn bè với nhau, bao dung càng nhiều thì tình bạn càng bền lâu; giữa đồng nghiệp với nhau, bao dung càng nhiều thì làm việc càng thuận lợi…

Trong gia đình, với người làm con, làm được 5 việc và với người làm cha mẹ, làm được 7 việc dưới đây, gia đình sẽ luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và tiếng cười:

5 điều người làm con không được làm với cha mẹ
1. Không oán trách bố mẹ vô dụng
Đừng ngưỡng mộ bố mẹ người khác giỏi giang, thành đạt, kiếm nhiều tiền mà nghĩ rằng "bố thì phải thế nào mới đáng làm bố, mẹ thì phải thế nào mới đáng làm mẹ".
Hãy chân thành và tôn trọng bố mẹ mình: "Con chấp nhận, bố mẹ chỉ có vậy; con chấp nhận, là con đã lựa chọn bố mẹ; con đón nhận và tận hưởng mọi thứ bố mẹ cho con."

2. Không oán trách bố mẹ nói nhiều
Trong cuộc sống, vì con cái có lúc không làm nên việc nên người làm bố mẹ đôi khi có nói thêm vài câu. Những lúc đó, con cần biết, chỉ có người thực sự yêu thương mình mới nhắc nhở mình. Bố mẹ bạn sẽ không bao giờ nói nhiều với những người không liên quan.

3. Không oán trách việc bố mẹ trách móc mình
Bố mẹ có trách móc mình cũng là bởi chưa hài lòng với biểu hiện, hành động… của chúng ta mà thôi. Khi chúng ta làm đủ tốt những việc cần làm, họ sẽ mong chúng ta làm tốt hơn nữa!

4. Không oán trách bố mẹ chậm chạp
Người lớn tuổi, hành động lẽ tự nhiên sẽ trở nên chậm chạp. Vì thế, tuyệt đối không được chê bố mẹ chậm, bởi chúng ta mãi mãi chẳng thể tưởng tượng ra được khi chúng ta còn nhỏ, họ đã phải nhẫn nại đến mức nào để dạy chúng ta chập chững từng bước chân đầu tiên trong đời.

5. Không oán trách bố mẹ bệnh tật
Khi bố mẹ mắc bệnh, chúng ta có thể làm được những gì? Chúng ta có thể tận tâm tận lực chăm sóc bố mẹ hay không?
Cuộc đời, sinh mệnh không phải dùng để oán trách. Chúng ta dần trưởng thành cũng là lúc bố mẹ dần già đi, cho đến khi rời xa chúng ta…
Không có bố mẹ, sẽ không có chúng ta. Oán trách, không hiểu cho bố mẹ là bất hiếu. Nếu đến bố mẹ mà chúng ta còn không bao dung, thử hỏi chúng ta có thể yêu thương, đón nhận được ai?
Trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng hàng đầu. Từ lúc này, những ai đã lỡ oán trách bố mẹ mình, hãy sửa ngay nhé!

7 điều cha mẹ không nên làm với con cái
1. Không trách con cái trước mặt đám đông
Trước mặt đám đông, không nên trách mắng con cái, như thế bố mẹ sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con, thậm chí khiến con mất tự tin.

2. Không trách mắng khi con đã hối hận
Nếu thấy con cái đã nhận ra sai lầm và hối hận trước những việc chúng làm, bố mẹ hãy ngừng việc trách mắng, hãy thông cảm và hiểu cho con cái.

3. Không trách mắng con trước giờ đi ngủ
Trước giờ đi ngủ vào buổi tối, bố mẹ tuyệt đối không nên trách mắng con. Nếu làm như vậy, con sẽ mang một tâm trạng nặng nề, ủ dột vào giấc ngủ và như thế, giấc ngủ đó sẽ khó trọn vẹn, thậm chí khiến con gặp ác mộng.

4. Không trách mắng con trong giờ ăn cơm
Giờ ăn cơm mà lôi chuyện không hay của con ra chỉ trích, nói nặng lời sẽ khiến trẻ khó có thể nuốt trôi cơm. Có ăn được đi nữa trẻ cũng sẽ uất nghẹn, khó tiêu hóa.

5. Không trách con trong lúc con đang hào hứng
Khi trẻ đang hân hoan vui vẻ, ở trong trạng thái hưng phấn, nếu bị lôi ra trách mắng sẽ khiến tinh thần con xuống dốc, thậm chí tổn thương.

6. Không trách mắng khi con đang buồn chán
Khi con bạn đang khóc, tốt nhất bạn không nên trách con. Việc khóc bản thân nó đã là một sự giải tỏa cảm xúc, giúp con đỡ nặng nề hơn. Nếu mắng con vào thời điểm đó, bố mẹ đã vô tình bồi thêm áp lực lên cảm xúc của con.

7. Không trách mắng khi con đang ốm
Khi con đang ốm, tuyệt đối đừng trách mắng chúng. Người bệnh vốn dĩ đã rất mệt mỏi, lúc đó các con cần quan tâm chăm sóc yêu thương.

Nói tóm lại, gia đình là nơi mà các thành viên tương hỗ lẫn nhau, cùng nhau trải qua sóng gió cuộc sống để cùng lớn lên, cùng trưởng thành.

Gia đình là một bến cảng bình yên trước bộn bề sóng gió. Gia đình cũng là một cây nến hội tụ ánh sáng làm bừng sáng màn đêm. Và gia đình cần tất cả các thành viên phải biết yêu thương, trân trọng lẫn nhau!

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

101 bí quyết dưỡng sinh của người Trung Hoa xưa: Sau hàng nghìn năm vẫn vô cùng hữu ích


Trung Hoa là cái nôi văn hóa lịch sử của khu vực nên những thành tựu y học của họ cũng phát triển rất mạnh mẽ. Đây là 100 bí quyết dưỡng sinh cổ xưa được truyền lại cho đến nay.
Trong kho tàng kiến thức chăm sóc sức khỏe, dưỡng sinh toàn diện của người Trung Hoa xưa để lại, có rất nhiều bí quyết mà cho đến nay vẫn mang hơi thở hiện đại, có tính ứng dụng cao vào đời sống mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể tham khảo, áp dụng.
Sau đây là danh sách những bí quyết dưỡng sinh được đúc kết từ nhiều đời và được ghi chép, truyền lại trong các tài liệu của người Trung Quốc.
Tinh thần, thái độ sống, nụ cười là chìa khóa để sống lâu
1. Có hàng ngàn vạn bí quyết chăm sóc sức khỏe, nhưng việc cân bằng tinh thần là chìa khóa đầu tiên bạn nên nhớ.
2. Nóng giận, cáu gắt gây hại cho gan, quá khích sẽ gây hại cho tìm, buồn chán và lo lắng sẽ cắt ngắn tuổi thọ, tổn thương gốc rễ của sự sống.
3. Để sống tốt, không nên hẹp hòi tâm sức, tạo ra sự tức giận thì cuộc sống ngắn ngủi.
4. Tư duy rộng mở có thể làm thuyền trưởng để chèo lái con tàu, từ đó có đủ sức khỏe để sống đến 100 năm.
5. Để được khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn nên biết cách tự tìm niềm vui cho chính mình.
6. Vợ hiền thì chồng ít bị bệnh, người vợ tốt chính là "vị thuốc" tốt.
7. Tai họa xuất phát từ miệng, bệnh sinh ra từ trái tim.
8. Người tốt sẽ có cuộc sống lành mạnh, kẻ xấu vốn đã đoản mệnh rồi.
9. Tính cách hòa đồng cởi mở, bệnh tật từ đó cũng biến mất.
10. Nhà rộng và đất đai rộng, không bằng mở rộng trái tim.
11. Người có một trái tim trẻ con (ngây thơ, hồn nhiên, vô tư) thì sẽ trường sinh bất lão.
12. Cười một tiếng bỗng chốc trẻ như 10 tuổi, buồn một tiếng tóc bạc trắng, già đi cả đời người.
13. Duy trì 3 nụ cười một ngày, cuộc sống rất khó khăn cũng trở nên đơn giản, người sẽ trẻ lâu.
14. Nụ cười thường nở ra ở đâu thì thanh xuân luôn tồn tại ở đó.
15. Khóc lên một tiếng, giải tỏa ngàn sầu (khi buồn cứ khóc).
16. Nếu có nỗi buồn và còn nước mắt, hãy cứ khóc để vơi đi, bệnh tật cũng từ đó mà tiêu tan.
17. Trượng phu cũng có lúc rơi nước mắt, anh cũng chảy máu cũng phải đổ lệ. Mạnh mẽ lắm cũng có lúc nên mềm lòng.
18. Khi đi ngủ, tâm ngủ trước, mắt ngủ sau. Không suy nghĩ nhiều khi đã lên giường.
19. Thuốc tốt, thực phẩm tốt cũng không bằng trái tim tốt. Chăm sóc sức khỏe cho tim là quan trọng nhất.
20. Thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, ca hát và âm nhạc nuôi dưỡng trái tim.
Ăn uống là 1 trong 4 việc quan trọng nhất trong "tứ khoái" đời người để có sức khỏe
21. Ăn sáng thật tốt, ăn trưa thật đủ, ăn tối thật khéo.
22. Ăn quá nhiều sẽ bị bệnh, ăn đủ chất đủ lượng đúng thời gian sẽ được khỏe mạnh bình yên.
23. Ăn nhanh, nuốt vội sẽ làm tổn thương dạ dày, giảm sự thèm ăn và làm tổn thương ruột.
24. Nếu bạn muốn cơ thể luôn trong trạng thái mạnh khỏe, thức ăn phải được nhai nhỏ trước khi nuốt.
25. Nếu bạn muốn mình không bị bệnh, nên ăn no 7 phần, để bụng đói 3 phần.
26. Thà để thực phẩm thừa trong nồi, còn hơn để thức ăn thừa trong dạ dày.
27. Mỗi bữa ăn nên trừ lại một ít không gian trong bụng (ăn ít hơn nhu cầu) thì bạn mới có thể sống lâu.
28. Thường xuyên ăn chay, sẽ tốt cho sức khỏe đường ruột.
29. Bữa ăn thà không có thịt, nhưng không thể không có đậu (nhấn mạnh chất dinh dưỡng của các loại đậu).
30. Ăn cơm với một chút đường, vừa có thêm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe.
31. Ba ngày không ăn màu xanh lá cây, bạn dễ bị hoa mắt chóng mặt.
32. Thà ăn cơm không có thịt, còn hơn ăn cơm mà không có canh (nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng của các món canh với sức khỏe).
33. Ăn mì nên ăn cả nước, ăn canh nên ăn cả nước cả cái sẽ không phải đi gặp bác sĩ.
34. Ăn canh trước khi ăn cơm sẽ tốt hơn các loại thuốc bổ.
35. Ăn món canh mặn vào buổi sáng tốt hơn nhân sâm, ăn món canh mặn vào buổi tối lại xấu như thuốc độc.
36. Mùa hè ăn một bát cháo (chè) đậu xanh, vừa giải độc cơ thể lại vừa làm mát toàn thân.
37. Ăn ba lát gừng vào buổi sáng, cũng tốt như uống súp nhân sâm.
38. Phụ nữ ăn ngó sen 3 ngày, nam giới ăn gừng tươi 3 ngày, coi như dược phẩm tốt.
39. Củ cải được xem là "nhân sâm trắng" - một trong những thực phẩm đáng giá để ăn thường xuyên.
40. Mọi người sợ mướp đắng mà không ăn, nếu ăn được thì lợi ích của nó sẽ rất ngọt ngào.
41. Cà tím là một trong những món ăn giúp bạn trẻ mãi không già.
42. Cà rốt được gọi là nhân sâm nhỏ, ăn thường xuyên sẽ có tinh thần vui vẻ thoải mái.
43. Cà chua chín mọng, dinh dưỡng tốt, phòng ngừa bệnh tật, làm đẹp và trẻ hóa làn da.
44. Dưa chuột nhỏ là một kho báu, ai muốn giảm cân và duy trì vẻ đẹp bề ngoài thì nên coi là món ăn không thể thiếu trong thực đơn.
45. Ăn thêm cần tây mà không cần hỏi bác sĩ, hạ huyết áp một cách rõ ràng.
46. ​​Nước chấm ngâm hành tây, bạn càng ăn nhiều càng béo hơn.
47. Tỏi là một kho thuốc quý, càng ăn càng khỏe mạnh.
48. Ăn hai quả táo mỗi ngày, các bệnh đều được loại bỏ.
49. Ăn 3 quả táo tàu một ngày, tuổi thọ càng được nâng cao.
50. Quả óc chó được cho là ngọc quý từ núi rừng, vừa bổ thận vừa kiện não.
Con người muốn khỏe, cốt dựa vào thể dục thể thao
51. Sắt không tôi luyện thì không thành thép, người không tập thể dục thì không thể khỏe mạnh.
52. Tập thể dục đừng nên nghĩ là còn nhỏ quá, lại càng đừng đợi cho đến khi già mới chịu bắt đầu.
53. Nhắc một người nào đó ăn uống không tốt bằng nhắc người ta tạo cơ hội để đổ mồi hôi (nhấn mạnh tầm quan trọng của sự vận động).
54. Khi ánh mặt trời không soi chiếu lên cơ thể bạn, thì bạn sẽ phải tìm đến bác sĩ.
55. Dao để không dễ bị rỉ sét, người ngồi không dễ bị bệnh.
56. Người lười thì nhanh già, người chăm chỉ có thể trẻ lâu.
57. Bác sĩ giỏi nhất là chính bản thân mình, bài tập tốt nhất là đi bộ.
58. Sau bữa ăn, buổi tối dành thời gian đi bộ trăm bước có thể sống đến trăm tuổi.
59. Khi đứng thì giống như cây tùng, khi đi thì giống như gió (đi lại sẽ tốt hơn đứng yên).
60. Muốn có đôi chân khỏe mạnh, thì đừng ngồi trên lưng con lừa.
61. Để chân không bị lãng phí, hãy đi thụt lùi để vận động toàn thân.
62. Đổ mồ hôi thì không ra gió, khi chạy thì không ép lồng ngực.
63. Khi cơ thể chưa ráo mồ hôi, thì đừng chạm tay vào nước lạnh.
64. Để có sức khỏe tốt, nên thường xuyên tắm ngâm (tắm ngâm mình trong nước).
65. Để tốt cho não, nên nhảy dây.
66. Muốn tăng khả năng linh hoạt, khéo léo, hãy thường xuyên tập thể dục di chuyển ngón tay.
67. Tập thể dục nhiều thì thông minh, không tập thể dục thì chậm chạp.
68. Người thường xuyên khiêu vũ, sẽ không mắc chứng mất trí, hay quên.
69. Để có sức khỏe tốt, nên hát thường xuyên.
70. Ai tập được thái cực quyền, người đó sẽ khỏe mạnh sống lâu.
71. Muốn khỏe mạnh thì phải vận động, nhưng vận động quá sức sẽ gây tổn thương.
Giấc ngủ tốt sẽ quý giá hơn hàng ngàn vạn vị thuốc bổ
72. Ăn nhân sâm cũng không tốt bằng ngủ đủ giấc.
73. Ngủ vào buổi trưa giống như tặng cơ thể một kho báu.
74. Ngủ vào mùa đông không nên trùm kín mặt, ngủ vào mùa hè không nên để hở bụng.
75. Ngủ nhiều dễ bị bệnh, ngủ ít tổn thương thân thể.
76. Ăn uống nên thật khéo, ngủ nghỉ nên thật hài hòa, đủ giấc.
77. Ăn được ngủ ngon, sống lâu trăm tuổi.
78. Mất ngủ thường xuyên, sống giảm mười năm.
79. Một đêm không ngủ thì 10 đêm sau cũng không tỉnh táo (mất ngủ thì người sẽ mệt mỏi kéo dài).
80. Ngồi cũng cần tư thế đúng, ngủ cũng cần tư thế tốt, nên ngủ cong người như mặt trắng khuyết.
Nước là nguồn gốc của sự sống, sử dụng nước đúng mới có thể trường thọ
81. Rửa chân bằng nước nóng, được xem là tốt như thuốc bổ.
82. Cảm lạnh bắt đầu từ bàn chân và mọi căn bệnh đều đi vào từ miệng.
83. Khi ăn không nên nói nhiều, khi ngủ không nên nghĩ nhiều.
84. Mùa xuân mùa thu giữ cho cơ thể ấm sẽ không có bệnh tật.
85. Móng tay thường xuyên cắt sạch thì không bị lây nhiễm bệnh tật do vi khuẩn vi trùng.
86. Rửa mặt bằng nước lạnh, vừa có thể làm đẹp vừa chăm sóc sức khỏe.
87. Đánh răng bằng nước ấm thì hàm răng của bạn luôn bừng sáng nụ cười.
88. Rửa tay trước và sau bữa ăn.
89. Uống nhiều nước lọc tự nhiên (nước đun sôi để nguội), khỏe mạnh sẽ đến một cách tự nhiên.
90. Uống nước thay trà, sống khỏe đến già.
91. Uống trà khi đói bụng, bệnh sẽ sớm tìm đến.
92. Uống trà mà không rửa cốc, bệnh sẽ sớm tìm bạn.
93. Uống rượu càng ít càng tốt, các loại bệnh cũng sẽ tránh xa bạn.
94. Ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu, bạn sẽ khỏe mạnh trong thời gian dài.
95. Hút một điếu thuốc sau bữa ăn có rất nhiều tác hại.
96. Ăn nhiều muối mặn, giảm mười năm tuổi thọ.
97. Nói ngọt thì dễ nghe, ăn ngọt thì hỏng răng.
98. Uống thuốc liền mồm thì đi bác sĩ mỏi chân (thuốc thường là độc, càng uống càng bệnh).
99. Muốn sống trường thọ, đường ruột phải sạch sẽ.
100. Ăn uống lành mạnh, cả đời khỏe mạnh.
101. Không nên sống khuôn phép nguyên tắc quá.

Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những bí quyết sống thọ của người Trung Hoa xưa cho đến nay vẫn mang hơi thở của thời đại. Nếu thấy bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè để nhiều người cùng khỏe mạnh.

Bí quyết giúp người Do Thái luôn giàu có trên thế giới: Luôn có niềm tin vào quan điểm 1+1 >2

Giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc người đó biết vận dụng đầu óc trí tuệ để sử dụng sự vật đó thế nào.

Nhiều năm trước, trong trại tập trung của Auschwitz, một người cha Do Thái nói với con trai: “Bây giờ chúng ta không có của cải gì, tài sản duy nhất chính là trí tuệ, khi người khác trả lời 1+1=2, con nên nghĩ là 1+1>2”. Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.

Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston- Mỹ buôn bán đồ đồng. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi; “Con có biết giá trị của một cân đồng là bao nhiêu không?”. Cậu bé đáp chắc chắn “35 xu ạ”. Người cha nói: “Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texax đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu, nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết giá mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hãy thử.

Đúng như lời dạy của cha, anh không chỉ dùng đồng làm khóa cửa, mà còn làm dây cót của đồng hồ Thụy Sĩ và làm huy chương của thế vận hội Olympic. Anh đã từng bán một cân đồng với giá 3500 đô la. Vào năm 1974, chính phủ bắt đầu kêu gọi các công ty, tổ chức thanh lí những phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Nhưng mấy tháng trôi qua, mà không có công ty nào muốn làm việc này. 
Sau khi nghe tin tức trên, anh lập tức đến ký hợp đồng với chính phủ và lập tức bắt tay vào làm việc: Anh đem nung chảy những vật liệu đồng còn dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ; Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng; Chì và nhôm anh thành những chiếc chìa khóa và bán rộng rãi trên thị trường, thậm chí những bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa.

Sau ba tháng, anh đã biến đống phế liệu đó thành một món tiền với giá 3.500 nghìn đô, như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đã tăng lên gấp một vạn lần. Bây giờ, anh không còn bị gọi là cậu bé “ngốc nghếch” năm nào nữa, mà đã trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Mc Call.

Giá trị của một cân đồng rốt cuộc là bao nhiêu? Qua ví dụ trên, chúng ta có thể hiểu được rằng giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc người đó biết vận dụng đầu óc trí tuệ để sử dụng sự vật đó thế nào.

Người Do Thái đã giáo dục con cái họ từ nhỏ rằng, tài sản đích thực chính là trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới không bị ai tranh giành. Đó là quan niệm giáo dục sáng suốt, cũng được kiểm chứng qua ví dụ trên: Khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình là 1+1 >2.

Trong xã hội công nghiệp hóa, người Do Thái luôn coi trọng việc giáo dục con cái sự thông minh nhạy bén. Có thể có người coi thường sự thông minh hoặc không tán thành sự thông minh đó, nhưng thực ra, sự thông minh nhạy bén của người Do Thái bắt nguồn từ thái độ của họ. Người Do Thái không coi sự thông minh nhạy bén là mục đích, mà là điều cần thiết để áp dụng trong cuộc sống. Ở dân tộc Do Thái, chưa có ai dùng sự thông minh của mình khuyên người khác làm những việc tổn hại đến lợi ích của họ và có lợi cho mình. Họ chỉ kiếm tiền một cách thông minh, tích lũy tài sản mà không vi phạm đạo đức và pháp luật.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng xem cách giáo dục thông minh của người Do Thái biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào nhé!

Thông minh đường đường chính chính

Thương nhân Do Thái ngày càng trở nên thông minh, tháo vát. Ngoài kiến thức uyên bác và sự va vấp ngoài xã hội, có một điều hết sức quan trọng đó là thái độ của họ đối với sự thông minh, tháo vát. Không thể phủ nhận rằng, ở mỗi quốc gia, dân tộc đều không thiếu những người thông minh, nhưng thái độ của họ với sự thông minh là khác nhau. Trong dâ tộc Do Thái, thái độ của họ với sự thông minh, tháo vát cũng giống như thái độ với đồng tiền, họ luôn thẳng thắn khen ngợi và sùng bái sự thông minh của người khác. Từ đó, bản thân họ cũng trở nên thông minh.

Trong gia đình, cha mẹ thường xuyên cổ vũ con cái đặt câu hỏi và tích cực suy nghĩ nhằm làm phong phú kiến thức rèn luyện khả năng xử lí vấn đề cho trẻ. Cha mẹ thường không vì trẻ nghịch ngợm, tỏ ra khôn vặt mà bực tức, cáu giận. Họ cho rằng, trẻ nghịch ngợm, khôn vặt mà không làm hại đến người khác thì vẫn chấp nhận được. Nhưng nếu quá đáng, ch mẹ sẽ có biện pháp tương ứng để trẻ chịu trách nhiệm và có hình phạt hợp lí.

Coi sự thông minh, tháo vát là điều cần thiết trong cuộc sống

Đối với người Do Thái, thông minh, tháo vát là điều bình thường. Họ cho rằng người thông minh, khôn ranh không đáng bị trách mắng, có thể sử dụng sự thông minh của mình một cách hiệu quả, đó mới là người có trí tuệ thật sự. Nếu một người vô cùng thông minh, nhưng không biết cách sử dụng, thì sự thông minh đó cũng vô giá trị. Người Do Thái sùng bái thông minh mang tính chất thực tế, không cần dùng những thủ đoạn phức tạp. Chẳng hạn như vị chủ tịch hội đồng quản trị trong ví dụ trên, ông đã nhẹ nhàng nâng giá một cân đồng từ 35 xu lên mức 3500 đô, đó là sự thông minh đơn giản, hiệu quả và đáng được khen ngợi.

Ngày nay, giáo dục con cái về vấn đề tài chính đã trở thành một chủ đề mang tính xã hội. Có một quan niệm tài chính đúng đắn mới có thể thay đổi cuộc đời trẻ. Vì thế, các bậc cha mẹ nên chú ý bồi dưỡng để trẻ có quan niệm tài chính đúng đắn.

Bài đăng nổi bật

KỸ THUẬT TÁCH & SỬA MẠNG WIFI TRONG TÒA NHÀ TỐI ƯU THU-PHÁT

KỸ THUẬT] KỸ THUẬT TÁCH & SỬA MẠNG WIFI TRONG TÒA NHÀ. Tất nhiên, trong việc xây dựng một mạng lưới WiFi hiệu suất cao & ổn định, ch...