Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

5 kiểu bạn bè ai cũng sẽ gặp trong đời: Kết giao đúng là quý nhân, kết giao nhầm họ sẽ "ngấm ngầm" kéo bạn lao dốc

Nếu tiền bạc là bằng chứng cho sự giàu có về vật chất, trí tuệ được xem như sự giàu có về tinh thần thì bạn bè là minh chứng cho cả hai điều đó. Cuộc sống có thể thiếu đi nhiều thứ, nhưng không thể nào thiếu những người bạn.



Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, nếu một người có ít bạn bè, cuộc sống của anh ta sẽ cô đơn, trống trải. Từ cổ chí kim, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về tầm quan trọng của bạn bè được đề cập đến. Ai cũng đồng ý về tầm quan trọng của bạn bè trong cuộc sống, nhưng điều quan trọng hơn là cách nhận biết và lựa chọn bạn bè như thế nào.

Hai ngàn năm trước đây, Khổng Tử đã từng nói rằng: “Ở đời thường có ba người bạn giúp ích cho mình, ba người bạn mang đến những điều mất mát. Bạn bè, nên đơn giản, thân thiện, giúp đỡ nhau. Bạn bè dễ dàng để mở lời, kết thân và đối xử nhẹ nhàng, nhưng bạn bè cũng rất dễ dàng để mất”. Xã hội ngày nay cũng cho rằng có ba kiểu bạn hữu ích và ba kiểu bạn bè có hại. Việc kết bạn với những người ngay thẳng, thành thật và giỏi giang là một điều tốt nhưng kết bạn với ba người xu nịnh, nói xấu bạn bè, lẻo mép thường có hại nhiều hơn.

Tình bạn mà không sâu sắc, chỉ có sự hiểu biết về nhau, được gọi là tình bạn xã giao. Tình bạn chân thành, có thể nói về bất cứ điều gì, được gọi là bạn tâm giao. Tâm đầu ý hợp, tình bạn gắn bó keo sơn, người bạn được coi là bạn chí cốt. Tình bạn anh em kết nghĩa, sống chết vì nhau, hi sinh vì nhau được gọi là bạn bè vào sinh ra tử.

Về bản chất của sự tương tác, bạn bè có thể được chia thành năm loại:

1. Những người bạn xã giao

Theo một thống kê, trong cuộc sống của một người, trung bình sẽ gặp 29,2 triệu người, nhưng chỉ có 3.000 người trong số họ sẽ kết bạn. Chúng ta có thể suy đoán rằng phần lớn trong số 3.000 người này có thể được phân loại là kiểu bạn bè xã giao. Kiểu người bạn xã giao tại các cuộc họp là một kiểu mẫu quen thuộc.

Loại người bạn này chỉ quen biết, thỉnh thoảng liên lạc, nhưng có thể phát triển thành bạn bè cao hơn vì một số lý do nhất định.

2. Những người bạn “rượu thịt”

Khi mọi người còn trẻ, họ chấp nhận nhiều bạn bè thuộc loại này. Họ thích kết bạn, và mọi người nghĩ rằng họ có thể là bạn. Với sự gia tăng tuổi tác, ngày càng có ít bạn bè tìm đến kiểu người bạn này. Họ chỉ là một loại hình giải trí như một phương sách cuối cùng.

Đặc trưng của những người bạn này là ăn nhậu cùng nhau sẽ làm họ quên tất cả mọi thứ, ngay cả những điều nhỏ nhặt. Thậm chí là nhỏ thì chơi thân với nhau, lớn lên đường ai nấy đi. Những người bạn như vậy thường không đáng tin cậy, ngoài những câu chuyện cười trên bàn rượu, sự tương tác giữa họ gần như "trống rỗng".

3. Những người bạn có cùng lợi ích

Hầu hết những người bạn trên thế giới đều thuộc kiểu này. Con người chủ yếu là loài thông qua trao đổi xã hội, và các hoạt động xã hội chủ yếu mang bản chất là trao đổi. Đây không chỉ là biểu hiện thiết yếu của hiện tượng xã hội, mà còn là nền tảng của bản chất con người.

Đặc điểm của kiểu bạn như vậy là có nhu cầu tương hỗ, mục tiêu rõ ràng, lợi ích đôi bên cùng trao đổi giao dịch. Hai bên thiết lập quan hệ tình bạn trong việc trao đổi các giao dịch, thúc đẩy việc trao đổi và trở nên sâu sắc hơn theo những lợi ích có được trong tình bạn. Điều quan trọng cần lưu ý là khi một người mất đi giá trị của họ, thì tình bạn này sẽ bị chia rẽ, đường ai nấy đi.

Đừng xem thường cách kết bạn này, bản chất của con người và quy luật của các hoạt động xã hội quyết định kiểu tồn tại tình bạn này. Cho dù bạn có thích hay không, nó sẽ không thay đổi. Chỉ có điều từ góc độ đạo đức, tình bạn này nhắc nhở chúng ta đừng tham lợi lớn mà bỏ quên tình nghĩa.

4. Những người bạn tri âm

Thường thì những người bạn tri âm có nhiều tương tác về tinh thần hơn những tương tác vật chất. Dấu hiệu của tình bạn này là: chia sẻ sự hiểu biết, các giá trị và quan niệm sống chăm sóc; giúp đỡ, nỗ lực, cảm xúc và hợp tác, thành thật với nhau - với tất cả sự trong sáng, tôn trọng và không có điều kiện.

Từ xưa đến nay, những tình bạn tri âm như Bá Nha - Tử Kỳ, Lỗ Tấn - Cù Thu Bạch, Marx - Engels đã được lưu truyền qua các thời đại. Những người bạn như vậy không có nhiều và trong cuộc sống cũng khó mà biết được ai mới là tri âm tri kỉ.

Kiếm được một nghìn đô la có thể thật dễ dàng, nhưng không hề đơn giản để tìm một người bạn có thể trút bầu tâm sự.

5. Những người bạn sinh tử

Đây là cấp độ bạn bè cao nhất trong tình bạn. Rất khó để một người có thể kiếm được người bạn như vậy trong cuộc sống của mình. Không phải họ không muốn kết giao mà không có môi trường hoặc khó gặp được một người như vậy. Đặc biệt, với sự đổi mới của thời đại, môi trường xã hội phức tạp đan xen đã làm cho trái tim đơn giản, thuần khiết của con người giờ đây đầy những xô bồ, toan tính và trở nên khó nắm bắt.

Tình bạn sinh tử giống như câu chuyện của Tả Bác Đào và Dương Giác Ai ở Trung Quốc cổ đại, Tả Bác Đào để lại sự nghiệp thành công cho người bạn của mình. Nhường thức ăn và quần áo lại cho bạn, Tả Bác Đào chết trong trần truồng để cứu mạng bạn. Trong thực tế cuộc sống, liệu có người nào dám hy sinh đến thế cho tình bạn?

Bạn bè là điều mà mỗi người cần lựa chọn, và việc bạn chọn bạn như thế nào sẽ quyết định cuộc sống của bạn sau này. Bạn bè không phụ thuộc vào số lượng, mà về chất lượng. Bạn bè cần thời gian để hình thành, và người ở lại lâu hơn bên bạn là một người bạn thật sự.

Bạn bè thực sự, không phải luôn bên bạn cả ngày, mà âm thầm dõi theo phía sau bạn và luôn có mặt ở thời điểm quan trọng. Đó là những người mà bạn không rời bỏ khi bạn không có gì, khuyến khích bạn khi bạn đang nản chí và sẵn sàng cho đi trong những giai đoạn khó khăn của bạn mà không đòi nhận lại, chỉ mong một điều là bạn ngày một tốt lên.

Nếu ví tình bạn giống như một con ngựa, người bạn sẽ là đồng cỏ, và không có đồng cỏ rộng lớn, sẽ không có con ngựa tốt. Nếu tình bạn như bốn mùa trong cuộc sống, bạn bè là những mùa trong năm, một người là gió mùa xuân, xuân đến chồi xanh ươm mầm nảy nở; một người là mưa mùa hè, mưa dưỡng ẩm trái tim khô cằn; một người là trái cây mùa thu, cuộc sống sẽ phong phú sắc màu, và người bạn là mùa đông có mặt trời ấm áp, sẽ sưởi ấm trái tim lạnh lẽo.

Có những người bạn có thể thấu hiểu nhau vẫn là điều hạnh phúc nhất trong cuộc sống.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Bài học từ vụ cướp nhà băng.


Trong vụ cướp ngân hàng một tên cướp hét lên: "Tất cả nằm xuống, nên nhớ Tiền thuộc về nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống....!!!!!!

Điều này gọi là "Cách thức khai tâm - thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".

Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: " Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ h.i.ế.p d.â.m!".

Điều này gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện !".

Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn ( có bằng MBA ) nói với tên cướp già hơn ( kẻ mới tốt nghiệp phổ thông ): " Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu tiền không ?". Tên cướp già gằn giọng : " Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được ? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu !".

Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp sách vở"
Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài. "Đợi đã, hay để số tiền chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất !".

Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - chuyển đổi những tình huống bất lợi thành thuận lợi"
Người giám đốc tự nhủ: " Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp !".

Điều này được gọi là :" Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất "
Ngày hôm sau TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp ở nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ. " Chúng ta đã mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20t, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80t. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế ấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!".

Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức giá trị như ...vàng"

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Dụ sói về nhà, bài học tạo áp lực cạnh tranh.


Ở một vùng nọ của nước Mỹ, để bảo vệ đàn hươu trong rừng, người ta đã tiêu diệt hết tất cả chó sói. Kết quả thu được lại ngoài sự dự liệu, đó là đàn hươu mỗi năm một giảm. Hóa ra, sau khi không còn chó sói, đàn hươu rất ít phải chạy trốn, nên sức đề kháng bệnh tật thấp. Trong khi tỉ lệ sinh sản tăng dẫn đến tình trạng không có đủ thức ăn cho đàn hươu.
Nhận thấy vấn đề này, người dân bản địa lại dẫn dụ chó sói từ nơi khác đến, cuối cùng đàn hươu hồi phục lại sức sống.

Ví dụ này cho thấy nếu không có cảm giác nguy hiểm sẽ không có động lực sinh tồn, cuối cùng sẽ dẫn đến bản thân bị hủy diệt.
Đối với một tập thể cũng như vậy, nếu không có áp lực, con người sẽ thiếu đi động lực. Chúng ta có thể nhớ lại thời bao cấp, làm tốt hay không tốt cũng như nhau, làm nhiều hay ít cũng vậy. Ai cũng không muốn bản thân chịu thiệt, do đó không có người nào chịu làm việc nhiều.

Nhưng sau khi bỏ chế độ bao cấp, làm nhiều hưởng nhiều, không làm không hưởng, thì mọi thứ thay đổi. Vấn đề then chốt là áp lực của sự sinh tồn khiến con người phải phấn đấu vươn lên.

Trong xã hội cạnh tranh khốc liệt, một người muốn có chỗ đứng sẽ phải nâng cao năng lực của mình. Nếu không sẽ bị “sói” ăn thịt. Lãnh đạo có thể vận dụng tâm lý này của cấp dưới, tuyển những nhân viên có năng lực, cạnh tranh với nhân viên cũ. Khi đối diện với áp lực cạnh tranh, những nhân viên cũ phải nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn, làm tốt công việc của mình. Vận dụng phương pháp này, người lãnh đạo có thể đạt được mục đích tự đào tạo nhân viên.

Misawa Chiyoji - Tổng giám đốc công ty Misawa của Nhật Bản - rất thấu hiểu về nghệ thuật đào tạo con người. Ông cho rằng nếu nhân sự trong một công ty không thay đổi trong thời gian dài thì công ty đó sẽ thiếu đi sự năng động, dễ sinh ra trì trệ, tuyển thêm người có trình độ cao vào công ty sẽ tạo ra không khí khẩn trương, doanh nghiệp tự nhiên sẽ có thêm sinh khí.

Vậy là hàng năm công ty Misawa đều tuyển dụng một số nhân viên nhanh nhẹn tháo vát, tư duy nhanh nhạy, tuổi đời từ 25 đến 35. Thậm chí còn mời những nhân vật lớn của hội đồng quản trị vào làm việc, khiến cho nhân viên trong công ty đều cảm thấy áp lực lớn. Nhờ cách làm này, nội bộ công ty luôn duy trì được không khí hăng hái phấn đấu vươn lên, đồng thời năng lực của nhân viên cũng được nâng cao.

Mục đích chủ yếu của việc “dẫn dụ sói vào đàn hươu” là khiến cho cấp dưới có áp lực sinh tồn. Từ đó nỗ lực nâng cao năng lực của bản thân, hoàn thành tốt công việc của mình. Nhưng khi đưa nhân tài từ ngoài vào, người lãnh đạo cũng cần phải chú ý, trước tiên những người này cần số lượng ít mà chất lượng cao.

Tiếp theo là do nhân viên cấp dưới đã làm việc cho bạn trong thời gian dài nên họ luôn có cảm giác mình là công thần. Nếu lượng nhân tài mới vào quá nhiều sẽ khiến họ cho rằng người lãnh đạo “có mới nới cũ”, để cho người ngoài đến tranh “bát cơm”, dẫn đến sự bất mãn của nhân viên cũ, thì cũng không thể đạt được hiệu quả đào tạo như mong muốn.



Bài đăng nổi bật

KỸ THUẬT TÁCH & SỬA MẠNG WIFI TRONG TÒA NHÀ TỐI ƯU THU-PHÁT

KỸ THUẬT] KỸ THUẬT TÁCH & SỬA MẠNG WIFI TRONG TÒA NHÀ. Tất nhiên, trong việc xây dựng một mạng lưới WiFi hiệu suất cao & ổn định, ch...